🌙NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY GIẢM THỊ LỰC VỀ ĐÊM​

🌙NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY GIẢM THỊ LỰC VỀ ĐÊM​

🌙NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY GIẢM THỊ LỰC VỀ ĐÊM​
Thị lực ban đêm kém có thể là dấu hiệu của những bệnh lý mắt (thường liên quan đến võng mạc) hay chỉ đơn giản liên quan đến tật khúc xạ của mắt. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn trong các hoạt động vào ban đêm như lái xe, di chuyển trong bóng tối hoặc trong những nơi có ánh sáng yếu, người bệnh cần phải lập tức đi khám để hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến sự cố té ngã. ​
👁️‍🗨️Đục thủy tinh thể​
Đây là nguyên nhân gây giảm thị lực phổ biến ở người cao tuổi. Sự thoái hóa của các tế bào khiến thủy tinh thể bị đục, không còn trong suốt, ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc, thị lực về đêm giảm là một trong những dấu hiệu rõ rệt của bệnh lý đục thủy tinh thể. ​
👁️‍🗨️Glôcôm​
Glôcôm là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt, vì thế bạn và người thân cần hiểu rõ, nhận biết triệu chứng sớm của bệnh để có giải pháp khám bệnh và chữa trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể có những triệu chứng như nhức mắt, nặng mắt, mờ mắt và thích nghi sáng tối kém. ​
👁️‍🗨️Viêm võng mạc sắc tố​
Viêm võng mạc sắc tố là bệnh lý di truyền hiếm gặp, với tỉ lệ 1/4000 người. Viêm võng mạc sắc tố ảnh hưởng đến các tế bảo cảm thụ ánh sáng của võng mạc (tế bào que và tế bào nón). Võng mạc chu biên, nơi tập trung nhiều tế bào que sẽ bị tổn thương trước tiên. Người bệnh sẽ có biểu hiện quáng gà (nhìn kém khi trời bắt đầu nhập nhoạng tối).​
👁️‍🗨️Đái tháo đường ​
Những người bị đái tháo đường nhiều năm thường xuất hiện những tổn thương mạch máu và thần kinh trong đáy mắt, gây ra bệnh lý võng mạc tiểu đường. Người bị bệnh võng mạc tiểu đường thường không có dấu hiệu bất thường trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nguy hiểm hơn mới thấy rõ các triệu chứng bao gồm: Nhìn mờ, khó nhìn vào ban đêm, nhìn màu sắc mờ nhòe,…​
👁️‍🗨️Các vấn đề khúc xạ ​
Các vấn đề khúc xạ không được điều chỉnh chính xác sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt ở cả trong điều kiện đủ sáng và thiếu sáng (ngày và đêm). Trong điều kiện thiếu sáng (trời tối), đồng tử giãn lớn hơn, nên thị lực sẽ càng giảm nhiều. ​
Bên cạnh 5 lý do chủ yếu trên, tuổi tác và chế độ dinh dưỡng cũng có thể được xem là yếu tố gây suy giảm thị lực ban đêm. Cụ thể, Vitamin A cần thiết để tạo ra rhodopsin hóa học, rất quan trọng đối với thị lực ban đêm. Ngoài ra, từ 40 tuổi trở đi, mắt bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa, nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và các vấn đề về mắt khác cũng sẽ tăng lên sau độ tuổi này, vì thế thị lực ban đêm cũng có thể bị ảnh hưởng. ​
💚Bạn và người thân nên xây dựng thói quen kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời những bệnh về mắt và có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe mắt và sự an toàn cho cả gia đình.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN HÀ TĨNH
💗NƠI TRAO GỬI NIỀM TIN💗
🏥 Địa chỉ: Số 100, Đường Lê Hồng Phong, P. Thạch Linh, Tp Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 0946.225.115 - 02396.252.115

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN