Bó bột là phương pháp điều trị các tổn thương của cơ xương khớp như: bong gân, trật khớp, gãy xương… Sau khi bó bột, để tránh xảy ra những biến chứng không đáng có, bệnh nhân cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ, cũng như lưu ý các vấn đề sau đây:
- Khám lại ngay nếu có các dấu hiệu bất thường như: đau ngày càng tăng, đau buốt, sưng nề, tê hay tím tái, lạnh, mất cảm giác các đầu ngón của chi được bó bột…..
- Gồng cơ trong bột: Khi được bó bột thì các cơ trong bột nếu không được vận động sẽ bị teo lại, gây ra rối loạn dinh dưỡng, xương chậm lành. Do đó bạn phải gồng cơ trong bột thường xuyên và phải đảm bảo là bạn biết rõ cách gồng cơ trong bột là như thế nào bằng cách hỏi bác sĩ của bạn.
- Kê cao phần chân được bó bột để tránh phù nề.
- Tập vận động các phần chi không bị bất động. Vận động giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp.
- Bột khô cứng sau khoảng thời gian 30 đến 48 giờ, cho nên sau bó bột hai ngày bạn mới có thể đi trên bột đối với bột ở chân. Bột sẽ bị vỡ nếu đi sớm hơn.
- Bao bằng bọc nylon khi vệ sinh, tắm rửa. Nếu dính nước bột, sẽ bị hư và gây hôi nên sau khi bó bệnh nhân phải luôn giữ khô để đảm bảo.
- Không được dùng cây chọc vào để gãi khi bị ngứa phần bó bột, vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da, bạn phải báo bác sĩ để được hướng dẫn.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
__ ___
Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh