TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG "CHÌA KHOÁ VÀNG" BẢO VỆ CHỊ EM PHỤ NỮ TRƯỚC NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG "CHÌA KHOÁ VÀNG" BẢO VỆ CHỊ EM PHỤ NỮ TRƯỚC NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung

Nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, ung thư cổ tử cung đã và đang là “vấn đề nhức nhối” bởi bệnh có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2030 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến biến chứng thai kỳ.

Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được ví như “chìa khóa vàng” bảo vệ chị em phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, có biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao

 Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác nên người bệnh khó nhận biết. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung chưa từng thực hiện tầm soát trước đó.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus HPV. Có nhiều type HPV khác nhau, một số type được gọi là HPV sinh ung thư hoặc HPV nguy cơ cao bởi vì chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm dai dẳng mãn tính và nếu đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến ung thư. HPV 16 và HPV 18 là hai type gây ung thư cổ tử cung thường gặp nhất. Kế tiếp là các type HPV 31, 33, 45. Đây là 5 type HPV sinh ung thư thường gặp nhất.

Virus HPV lây lan bằng cách nào?

HPV sinh dục lây lan một cách dễ dàng thông qua tiếp xúc trực tiếp qua da, trong hầu hết các dạng hoạt động tình dục với một người đã bị nhiễm virus.

Người bệnh có thể lây truyền virus HPV cho người khác mà không hề biết rằng bản thân đang bị nhiễm virus đó, vì họ không hề có triệu chứng.

Hầu hết các tình trạng nhiễm HPV sinh dục đều tự lành. Một số trường hợp virus không được đào thải hết, sẽ xuất hiện các biến đổi trên các tế bào cổ tử cung, nếu như không được điều trị có thể dẫn đến các thương tổn tiền ung thư, và cuối cùng tiến triển đến ung thư. Thường mất nhiều năm để tiến triển đến ung thư cổ tử cung. Trong những trường hợp hiếm gặp, nó có thể tiến triển nhanh hơn.

 Đối tượng nào cần khám sàng lọc

Phác đồ sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV DNA được chỉ định như sau:

Dưới 30 tuổi: Chưa thực hiện xét nghiệm này. ( Các trường hợp đã quan hệ tình dục trên 3 năm thì xét nghiệm ở bất cứ độ tuổi nào)

Từ 30 – 65 tuổi: Kết hợp thực hiện HPV và Thinprep hoặc Pap Smear định kỳ 5 năm/lần nếu kết quả HPV âm tính. Và kết hợp thực hiện HPV và Thinprep hoặc Pap Smear hàng năm

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN