Điều cần biết về vi khuẩn HP ở dạ dày

   Điều cần biết về vi khuẩn HP ở dạ dày

Helicobacter Pylori (HP) là một tác nhân gây bệnh trên người, biểu hiện chủ yếu ở đường tiêu hoá trên (dạ dày, hành tá tràng). HP lây từ người sang người chủ yếu qua đường ăn uống, do thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn HP.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào mô liên kết dạ dày chúng tiết ra các enzyme, độc tố, kích hoạt hệ thống miễn dịch à tổn thương tế bào của dạ dày và tá tràng. Do đó acid dạ dày và dịch tiêu hoá có nhiều cơ hội làm tổn hại dạ dày và tá tràng à gây ra tình trạng viêm ở thành dạ dày và tá tràng.

Vì vậy diệt HP giúp điều trị viêm dạ dày-tá tràng, thay đổi sự tiến triển các biến chứng hoặc tái phát.

Khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm HP.  Nhiễm khuẩn HP thường không gây triệu chứng quá khó chịu, do đó nhiều người chưa thực sự quan tâm đến tình trạng bệnh.

Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm HP còn rất cao. Biến chứng của nhiễm khuẩn HP là gây viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hoá cao và một phần là ung thư dạ dày.

Chẩn đoán nhiễm HP.

Hiện nay chẩn đoán nhiễm khuẩn HP tốt nhất và phổ biến nhất là: Test nhanh Urease trong nội soi và test hơi thở UBT.

Cần chú ý về chẩn đoán HP:

Không sử dụng xét nghiệm huyết thanh trong chẩn đoán và theo dõi sau điều trị HP

Dừng thuốc PPI và Bismuth  02 tuần trước khi tiến hành kiểm tra HP.

Đối tượng chẩn đoán và diệt trừ HP:

  • Loét dạ dày, tá tràng hoặc tiền sử loét chưa điều trị
  • Dùng Aspirin liều thấp kéo dài
  • Dùng NSAID, Aspirin ở người có tiền sử bệnh dạ dày, tá tràng.
  • Chứng khó tiêu.
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • GERD
  • Tổn thương viêm teo nặng dạ dày, tiền ung thư
  • Ung thư dạ dày đã điều trị
  • Đối tượng nguy cơ cao: có anh chị em ruột, bố mẹ bị ung thư dạ dày hoặc ở vùng dịch tễ ung thư dạ dày cao.
  • Theo dõi định kỳ hằng năm.

Điều trị HP.

Như chúng ta đã biết nhiễm HP là một bệnh nhiễm khuẩn, vì vậy điều trị HP phải dùng kháng sinh. Phối hợp thuốc kháng sinh làm giảm nguy cơ thất bại trong điều trị. Trong điều trị HP cần chú ý một số điểm sau.

  • Tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.
  • Sử dụng thuốc đủ liều, đủ hàm lượng, đủ thời gian.
  • Không sử dụng bộ Kit có sẵn.

Hiện nay tỷ lệ kháng thuốc của HP cao. Có nhiều phác đồ được nghiên cứu và sử dụng thuốc trên lâm sàng. Tuy nhiên,  hội tiêu hoá Việt Nam khuyến cáo sử dụng phác đồ 4 thuốc và ưu tiên có Bismuth.

Phác đồ đồng thời: Thời gian dùng thuốc 14 ngày.

  1. Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazol + PPI: hoặc
  2. Bismuth + Tetracylin + Tinidazol + PPI

Đánh giá hiệu quả sau điều trị:

  • Test thở được được đánh giá hiệu quả diệt HP
  • Không khuyến cáo nội soi lại để đánh giá hiệu quả điều trị HP nếu không có nhiều tổn thương ở lần nội soi trước.
  • Kiểm tra lại sau 04 tuần điều trị

___

Thạc sĩ – Bác sĩ nội khoa Nguyễn Công Khanh

 Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN