DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU NÃO

DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU NÃO

Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng tới cầu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não. Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ và các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não ...

Dấu hiệu của thiếu máu não

Các triệu chứng của thiếu máu não rất đa dạng và biểu hiện khác nhau tùy vào từng mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh. Trong đó, các dấu hiệu thiếu máu não phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau đầu: bệnh nhân bị đau đầu lan tỏa khắp đầu và có cảm giác căng nặng trong đầu.
  • Chóng mặt, buồn nôn: là cảm giác hơi loạng choạng thay đổi tư thế kèm cảm giác hoa mắt, tối sầm mặt hoặc nôn ói. Các cơn chóng mặt có thể chỉ ngắn vài phút, có khi kéo dài đến vài ngày.
  • Rối loạn giấc ngủ: biểu hiện chính là mất ngủ, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Có trường hợp đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
  • Ù tai, nghe kém: các mảng xơ vữa mạch máu lớn dần làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan như tiền đình ốc tai, các cơ điều tiết mắt… gây ù tai, nghe kém, mờ mắt, tầm nhìn kém.
  • Rối loạn cảm giác: các vùng não kiểm soát cảm giác của cơ thể bị thiếu máu gây rối loạn cảm giác với các triệu chứng như đau, tê, buốt, châm chích, kiến bò…
  • Cơ thể mệt mỏi, trí nhớ suy giảm: người bệnh thường cảm thấy thiếu sức lực, mất khả năng tập trung, chú ý kém khiến hiệu quả làm việc, học tập giảm sút

Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não như thế nào?

Dưới đây là những lời khuyên giúp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng thiếu máu não mà người bệnh cần ghi nhớ:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống đủ các dưỡng chất cần thiết, trong đó chú ý bổ sung đủ sắt để tăng cường quá trình tạo máu, thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển…), thực phẩm giàu polyphenols (đậu, hạt, trà, ca cao…), thực phẩm giàu nitrat (rau diếp, cải bó xôi...). Song song đó, cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá…)
  • Vận động thường xuyên để quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn. Với người bệnh thiếu máu não, cần vận động ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập vừa phải, phù hợp với thể trạng như đi bộ, kéo giãn cơ thể, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe đạp...
  • Thay đổi lối sống một cách tích cực. Suy nghĩ lạc quan và cố gắng giảm tối đa các căng thẳng, stress, lo âu có thể gặp phải. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ  thiếu máu não mà có thể bạn chưa biết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN HÀ TĨNH - ĐỊA CHỈ UY TÍN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU NÃO

  • Đội ngũ Y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm
  •  Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, được phân luồng, kiểm soát chăt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng đến khám chữa bệnh.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN