Đau mắt đỏ (Viêm Kết mạc cấp) là màng nhầy trong suốt, phủ ở mặt trong mi mắt, và mặt trước nhãn cầu. kết mạc có nhiều mạch máu và dày đặc hế thống lympho.
* Đục thủy tinh thể và sự xuất hiện của IOL đa tiêu
* Cận thị, Nguyên nhân và cách điều trị
* Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của dịch đau mắt đỏ ( viêm kết mạc cấp) là do Adenovirus. Bệnh có thể xảy ra rải rác hoặc bùng phát thành dịch như nơi làm việc, trường học.. thường xảy ra vào mùa hè, khi giao mùa, bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua các đồ vật dùng chung với các tiết tố ở mắt của người bệnh. Ngoài ra môi trường nhiều bụi, vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, thói quen dùng chung đồ sinh hoạt như khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch hàng năm.
Triệu chứng
Thường khởi phát đột ngột với triệu chứng mắt đỏ, cộm xốn, ngứa, và chảy nước mắt, chảy ghèn, ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, đau họng. Bệnh thường xuất hiện ở một mắt trước, sau đó vài ngày sau có thể ảnh hưởng đến mắt bên kia.
- Mi mắt sưng nề
- Thường găp đau sưng hạch trước tai
- Kết mạc sung huyết và có nang kết mạc, trường hợp nặng hơn có thể có xuất huyết kết mạc, phù kết mạc toàn bộ.
- Có thể xuất hiện giả mạc ở kết mạc mi
- Viêm giác mạc biểu mô hoặc dưới biểu mô do Adenovirus thường xảy ra 7-10 ngày sau khi khởi phát bệnh, bệnh nhân thấy chói sáng, đau hoặc như có dị vật.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Phòng bệnh
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay lên dụi mắt, dụi mũi, miệng
- Không dùng chung đồ vật cá nhân như: khăn mặt, gối, kính, khẩu trang...
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
- Thường xuyên vệ sinh sát trùng các vât dụng dùng chung như tay nắm cửa…
- Người bị bệnh cần hạn chế tiếp xúc người khác, nên được nghỉ học/ nghỉ làm để tránh lây nhiễm cho người xung quang và lây lan cộng đồng.
- Khi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn, điều trị đúng cách, kịp thời. Không tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc người khác điều trị để tránh các biến chứng nặng.
Các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Biến chứng
Bệnh viêm kết mạc cấp tuy là một bệnh khá lành tính, tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm giác mạc: Adenovirus có thể gây ra viêm giác mạc biểu mô làm người bệnh đau nhức,cộm xốn nhiều, chói sáng. Hoặc viêm giác mạc dưới biểu mô ( Viêm giác mạc đốm) làm triệu chứng loá mắt,giảm thị lực có thể tồn tại vài tháng đến cả năm.
- Sẹo kết mạc, dính mi cầu
- Khô mắt
Một số sai lầm khi điều trị bệnh viêm kết mạc cấp thường gặp ở bệnh nhân:
- Tự ý mua thuốc điều trị hoặc tự dùng thuốc của người khác: khi tự ý dùng thuốc không đúng liều lượng, chủng loại thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nhóm thuốc có chưa corticoid. Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid có khả năng làm giảm triệu chứng nhanh chóng làm bệnh nhân cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên sử dụng sử dụng corticoid làm giảm khả năng miễn dịch tại mắt làm kéo dài thời gian virus hoạt động ở mắt, dễ bội nhiễm vi khuẩn, nấm gây ra viêm loét giác mạc… ngoài ra nhóm thuốc này có thể gây tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể có thể gây mù.
- Điều trị theo kinh nghiệm dân gian: đắp và xông lá trầu, hoặc nhỏ sữa mẹ vào mắt con khi bị đau mắt đỏ, đây là một phương pháp điều trị sai lầm vì đắp lá trầu, hoặc nhỏ sửa mẹ vào mắt có thể làm cho mắt bội nhiễm thêm vi khuẩn, nấm, ngoài ra khi xông lá trầu hơi nóng làm cho kết mạc càng sung huyết hơn làm kéo dài thời gian bệnh.
Vì vậy tuyệt đối không điều trị theo các phương pháp dân gian hoặc tự ý mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng nặng xảy ra. Khi bị bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách khoa học, tránh biến chứng.